Cách đọc thông số kỹ thuật trên cần

Từ lâu, câu cá, đã không chỉ dừng lại ở 1 hình thức giải trí nữa mà đã trở thành 1 bộ môn thể thao vận động dã ngoại được nhiều người yêu thích. Cùng với đà phát triển đó thì cũng càng ngày càng có nhiều những hãng cần cần thâm nhập vào thị trường Việt Nam cung cấp vô số các loại cần câu khác nhau. Vì có nhiều loại như vậy lên việc lựa chọn cho mình 1 cây cần tốt cũng trở lên khó khăn khăn rất nhiều.

Trong bài viết này Shop sẽ hướng dẫn cơ bản nhất cách đọc thông số cần câu Lure máy đứng và cần máy ngang, để cho a/e mới tập chơi bộ môn lure hiểu hơn về thông số cần khi đi chọn lựa mua cần lure chính xác nhất.

 

Cách đọc thông số cần lure máy đứng và cần lure máy ngang

Dưới đây là một bảng thông số cần mà anh/em thường thấy khi đi mua cần hoặc người bán gửi mẫu thông số qua cho a/em như thế này

 

Phân biệt ký hiệu cần máy đứng, cần máy ngang

Với Cần máy đứng và cần máy ngang, thông số đều giống như nhau, tuy nhiên anh/em cần chú ý có một ký hiệu trên cần và bảng thông số cần nhằm phân biệt giữa cần máy ngang như sau

  • Ký hiệu chữ S: ( Spinning ) Cần máy đứng
  • Ký hiệu chữ C: ( Casting ) Cần máy ngang

 

Nhận biết Chiều dài và số khúc của cần câu

Khi xem các mẫu cần, a/e cần thủ đều thấy các kí hiệu kiểu như sau: 662, 6102, 702, 713, 802,664….

Những con số trên đều biểu tượng cho độ dài của cần được tính theo feet và số khúc của cần ví dụ như hình dưới

Nhận biết độ cứng của cần câu

Hiện tại trên thị trường cần câu Lure đang có những độ cứng của cần như sau

  • SUL (Super Ultralight ): Siêu mềm đọt dịu
  • UL ( Ultralight ): Mềm đọt dịu
  • L (Light):  Nhẹ đọt dịu
  • ML (Medium Light): Trung bình nhẹ đọt dịu vừa phải
  • M (Medium): Trung bình không cứng không mềm
  • MH (Medium Heavy): Trung bình mạnh, hơi cứng
  • H (Heavy): Mạnh, cứng
  • XH (Super Hard): Rất mạnh, cứng
  • XXH, XXXH: Đọt cứng ngắc, khỏe

Mỗi size độ cứng của cần sẽ có như cầu khác nhau, với kinh nghiệm của chúng tôi có thể gợi ý cho anh/em như sau để chọn cần lure chơi hợp lý.

  • Size SUL, UL, L, ML: vì đây là dòng cần có đọt dịu, mềm, vì thế độ tải mồi vừa phải, từ 0.8gr cho tới 12gr cho các cần SUL, UL, L, và tới 14gr cho cần ML, vì thế nếu anh/em chọn các loại mồi cá giả nên theo thông số cần. Những a/em nào thích đánh có cảm giác đọt dịu nên chọn các cần có size này để chơi. Lưu ý các cần này không sử dụng mồi nhái hơi và nhái nhảy bởi vì độ hiệu quả không cao đóng sóc cá khó dính vì đọt quá mềm và khả năng có thể làm gãy cần
  • Size Cần M: Thích hợp cho a/e muốn đọt không mềm quá cũng không cứng quá, vẫn có cảm giác mạnh khi cá kéo, với size M anh/em có thể đánh mồi cá giả hoặc nhái hơi nhái nhảy đều tốt
  • Size Cần MH, H, XH, XXH, XXXXH…. : Thích hợp với anh/em thích đánh bạo lực, cần cứng, đánh tốt ở mọi địa hình nước ngọt, lợ, địa hình kè biển.

Nhận biết Action độ cong của cần

Trên thân cần hoặc trong bảng thông số thường có một dòng là Action đây là thông số độ cong của cần nhanh hay chậm khi kéo cá, độ cong cũng phản ánh độ cứng của cần, nếu độ cong càng ít cần càng cứng và ngược lại. Có tất cả các cấp độ như sau

  • S (Slow): Chậm
  • M (Medium hay Moderate): Trung bình
  • MF (Medium Fast): Trung bình nhanh
  • R (Regular): Bình thường
  • F (Fast): Nhanh
  • EF (Extra Fast): Rất nhanh

Độ cong cũng phản ánh độ cứng của cần. Độ cong càng ít cần càng cứng. Về lý thuyết, cần càng ít cong (ví dụ như độ F hoặc EF) ném mồi càng chính xác. Lưỡi câu cũng xóc mạnh và nhanh hơn so với loại cần có độ cong S hoặc M.

Lựa chọn thông số cần câu cho kỹ thuật câu lục

Khi được hướng dẫn đọc thông số cần câu cho kỹ thuật câu lục. Đầu tiên anh em cần quan tâm tới chiều dài thân cần câu. Thông thường thông số này được các tay câu lâu năm lựa chọn độ dài từ 3,6-5 mét. Là một con số tối ưu nhất với kỹ thuật câu lành nghề nhất trong giới tay câu Việt. Ngoài ra vẫn có những lựa chọn từ 6-7 mét, nhưng thông số này là rất khó ném mồi. Nếu anh em không có lực cổ tay đủ mạnh.

Về mặt chất liệu và trọng lượng thân cần, chúng ta sẽ không có những tư vấn cụ thể. Vì nó phụ thuộc khá nhiều vào nền tảng tài chính của mỗi tay câu. Nhưng với việc phải giữ cần thường xuyên và một phần lực từ một chiếc cần câu dài. Mà anh em sẽ cảm thấy cần câu có vẻ nặng hơn. Vì thế anh em nên chọn một thân cần có khối lượng tối ưu trong tầm giá. Để có một cảm giác giữ cần lâu thoải mái và không bị mỏi. Trong một khoảng thời gian dài.

Về cách thông số về độ cứng: Thông thường những anh em có kinh nghiệm thường hướng dẫn đọc thông số cần câu có chỉ số độ cứng ở mức H. Và được chia ra theo các mức 5H, 6H, 8H hay 10H. Với độ cứng ở mức trung bình (H) anh em có thể cảm nhận được chính xác tình trạng mồi. Cũng như cảm giác rỉa mồi rất rõ ràng.

Lựa chọn thông số cần câu cho kỹ thuật câu đài

Với câu dài hay câu tay, anh em quan trọng hơn về phần độ cứng của cần. Hướng dẫn đọc thông số cần câu với kỹ thuật câu đài chúng ta có hai nhóm độ cứng được anh em lựa chọn:

  • Nhóm từ 2H-4H được xếp hạng vào loại cần mềm. Sử dụng với dây câu size nhỏ, phù hợp để câu một số cá nhỏ. Những nhu cầu câu chơi câu giải trí trong những hồ câu giải trí. Câu trong những ao hồ nhân tạo khác có những loài cá không quá lớn.
  • Nhóm cần độ cứng 5H-7H, kết hợp với dây câu 3.0 là một sự kết hợp tốt cho nhu cầu câu cá lớn.

Như vậy, chúng ta đã có được những hướng dẫn đọc thông số cần câu cơ bản. Và một số đặc thù khác trong việc đọc thông số cần câu cho cần câu lục và cần lure. Hy vọng rằng, bài viết ngắn này sẽ giúp anh em có thể hiểu và chọn cho mình một cần câu hợp lý nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0375 799 288